Vô Cùng Thương Tiếc

    Trưởng Ngựa Phi Huỳnh Đa Thức (1942-2017)

- Nguyên Chi Nhánh Trưởng tiên khởi Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam
  tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (1983-1987)

Sáng Lập Viên Liên Đoàn Sào Nam, Berlin

 

 

Liebe Gäste,

liebe Vertreter der vietnamesischen Vereinigungen,

liebe Angehörige,

liebe Freunde,

liebe Pfadfinder*innen,

 

im Namen der vietnamesischen Pfadfinder Stamm Sao Nam heiße ich Sie recht herzlich willkommen.

Ich freue mich sehr, dass Sie Ihre kostbare Zeit geopfert haben, um gemeinsam mit uns an  unseren Gründer, Huynh Da ThucPfadiname: der führende Hengst, zu gedenken. In tiefer Trauer hat uns leider die schmerzhafte Nachricht erreicht, dass Herr Huynh am 02.02.2017 in Garland, Dallas, die Augen für immer geschlossen hat.

 

Ich möchte Ihnen zunächst seine Biographie darstellen.

 

Herr Huynh Da Thuc wurde am 15 August 1942 in Phan Thiet, Vietnam geboren.

Er wuchs in einer Großfamilie mit insgesamt 11 Kindern auf und er war das Nesthäkchen.

Er ging gerne zur Schule und hatte eine Begabung für Tennis und Fußball. 

Schon im Kindesalter half er seinen älteren Geschwistern, das Essen vorzubereiten, das sie dann auf dem Markt verkauften, um den Lebensunterhalt damit abzudecken.

 

Herr Huynh engagierte sich sehr stark in der Vietnamesischen Pfadfinderbewegung. Seinen beruflichen Werdegang begannHerr Huynh als Geographielehrer. Auf Grund seiner guten Leistungen und seiner vorbildlichen Funktion wurde er zum Schulleiter des Tay Son Gymnasiums in Thu Duc, Vietnam ernannt. 

 

Als gewidmeter Erzieher und Pfadfinderleiter wurde Herr Huynh von den Studenten und Pfadfindern Wert geschätzt undgewürdigt.

 

Viele seiner ehemaligen Studenten, die aus Vietnam geflüchtet sind und bereits im Ausland wie Amerika oder Europa leben, haben stets immer den Kontakt zu ihm gepflegt, weil sie von ihm sehr viel lernen konnten und ihn immer noch respektieren.

 

In den 70 Jahren verließ Herr Huynh Vietnam und kam als Kontingentflüchtling nach Berlin, wo er dort einige Jahre verbrachte.

 

1982 waren in Berlin bei weitem nicht so viele Vietnamesen vertreten wie heutzutage. Trotz anfänglicher Schwierigkeit hatte Herr Huynh sich nicht gescheut, den vietnamesischen Kindern das Lesen und Schreiben beizubringen. Daraufhin errichtet er eine Lernbibliothek. 

 

Diese Lernbibliothek hatte einen ganz besonderen Namen: Tu sach 4 H „Hoc-Hoi-Hieu-Hanh

Ich möchte Ihnen gerne den außergewöhnlichen Namen explizit erläutern:

„Lesen-Fragen-Verstehen-Umsetzen“  Hinter dieser Theorie steckte ein ganz besonderes Ziel. Auch in einem fremden Land sollen die vietnamesischen Kinder ihre Vorfahren und Wurzel und zu Guter Letzt die vietnamesische Sprache in Wort und Schrift nicht verlernen. Er richtete daraufhin auch Klassen ein. Mit seinem Gehalt kaufte er Schreibhefte, Schreibmittel und Unterrichtsmaterialien ein. Er holte die Kinder von den Flüchtlingsheimen persönlich ab und kaufte ihnen sogar Fahrscheine. Er hatte alles daran gesetzt, den Kindern das zu ermöglichen. Sein Verhalten ist so wunderbar, dass ich das gar nicht beschreiben kann.

 

1983 hatte Herr Huynh die vietnamesischen Pfadfinder Stamm Sao Nam in Berlin gegründet. 

Ich möchte hervorheben, dass sich der Stamm innerhalb von 4 Jahren mehr als 100 Pfadfinder in unterschiedlichem Alter zusammengefunden hat. 

 

Es sind 4 Gruppen entstanden. Die Gruppen setzen sich aus 

Au Doan Lac Hong  - Wölflinge

Thieu Doan Viet Dieu- Jungpfadfinder

Kha Doan Boi Chau- Pfadfinder

Trang Doan Dong Du- Rover

 

Eine unglaubliche Leistung, die sich in der Gegenwart nicht wiederholen lässt.

 

1984 gründete er den Verband der Vietnamesischen Pfadfinder in Deutschland.

Aus familiären Gründen wanderte er im Jahre 1987 nach Amerika aus. Obwohl er leider nicht mehr bei uns ist, haben wir ihn nie vergessen, weil wir von seinem Wissen profitiert haben und für das, was er für uns geopfert hat.

 

Anfangs lebte er in Houston und war bei der Pfadfinderbewegung sehr aktiv. Er betreutete die Rover - Truong Son. Anschließend gründete er eine Familie. Seine Ehegattin heißt Nga Pham und sie haben 2 Kinder, ein Pärchen. Zwischenzeitlich lebte die Familie auch in Austin und dann in Dallas.

 

Herr Huynh arbeitete in der Nahrungsmittelindustrie, versorgte die öffentlichen Einrichtungen mit Essen. Er hatte sich diese Tätigkeit ausgesucht, um sich mehr Zeit seiner Familie zu widmen. Er legte einen großen Wert auf die Erziehung seiner Kinder. 

Bei der Zubereitung der Speisen achtete er stets darauf, dass auch Studenten mit Ernährungseinschränkungen ein verträgliches Essen erhielten.

 

Herr Huynh behielt weiterhin sein Interesse für Geographie und reiste im Rahmen seiner Möglichkeit viel mit seiner Familie innerhalb der Vereinigten Staaten. In der letzten Zeit war er ehrenamtlich in den Buddhistischen Tempeln tätig.

 

Von seiner Persönlichkeit, Barm- und Gutherzigkeit sowie seiner Weisheit haben alle Menschen in seinem Umfeld profitiert.

Wir werden ihn immer lieben und sind in Gedanken bei seiner Familie und wünschen ihm nach der Lehre Buddhas ein schönes weiteres Leben.



 

 

 

Trưởng Huỳnh Đa Thức, tên Rừng là Ngựa Phi, sinh ngày 15/8/1942 tại Phan Thiết, Việt Nam. Trưởng là con út trong gia đình có 11 anh chị em. Trưởng lớn lên với tình yêu mếhọc đường, thích đá banh và chơi tennis. Sinh ra trong gia đình đông con và nghèo, vốn là ngườhiếu thảo nên Trưởng cũng hằng ngày phụ giúp cho những chị của mình chuẩn bị các thức ăn đưa bán ngoài chợ. Ngoài xã hội, Trưởng cũng tích cực tham gia sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo Việt Nam địa phương, và qua phong trào này, đã dần dần rèn luyện cho Trưởng tinh thần hy sinh, trách nhiệm và phục vụ cộng đồng cao.

Lớn lên, Trưởng trở thành thầy giáo dạy môn Địa Lý, nhiệm sở đầu tiên  dạy ở một trường tiểu học, và sau một thời gian tích cực làm việc và học hỏi thêm, đến trước ngày Miền Nam Việt Nam mất,30/4/1975, anh trở thành Hiệu Trưởng trường Trung Học Tây Sơn, Thủ Đức, miền Nam Việt Nam.

Là một nhà giáo đạo đức, tận tụy yêu nghềthương mến trẻ em, và là một huynh trưởng Hướng Đạo nhiệt thành, đầy tinh thần trách nhiệm, anh đã xây dựng những mối liên hệ hết sức tốt đẹp vớcác em học sinh và hướng đạo sinh, và luôn được các em hết lòng tin tưởng, kính trọng và yêu mến. Rất nhiều học trò của anh - họ cũng là những ngườtị nạn, định cư tại Hoa Kỳ hay ở Âu Châu- đã tiếp tục tìm cách liên lạc lại với thầy Thức, và cũng vẫn tỏ ra kính trọng và yêu mến thầy như ngày nào.

Sau một thời gian sống và nhận thấy không thích hợp với chế độ cộng sản, sau đầu năm 1980, anh đã vượt biên, và đặt chân lên đảo tị nạn Pulau Tengah, Mã Lai. Anh nhanh chóng tham gia các sinh hoạt tự nguyện giúp bà con trên đảo, và gia nhập Đoàn Hướng Đạo Việt Nam. Không bao lâu được các trưởng tín nhiệm bầu làm Đoàn Trưởng dẫn dắt Đoàn cho đến ngày 2/3/1981 anh rời đảo sang trại chuyển tiếp Sungei Besi, thủ đô Kualalumpur, để chuẩn bị đi định cư ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Ít tuần sau, anh chính thức sang Đức và cư ngụ ở Tây Bá Linh. Trong thời gian ổn định cuộc sống: học Đức Ngữ và làm việc nuôi sống bản thânanh đã tìm đến nhiều gia đình tị nạn Việt Nam thăm viếng. Nhận thấy nhu cầu nối kết các gia đình Việt Nam và các em để nâng đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh tị nạn xa quê hương, và cũng giúp các em nhỏ không quên cội nguồn Việt Nam, anh đã cùng một vài anh chị em có lòng mở các lớp dạy Việt Ngữ vào năm 1982.

Vào ngày 31/12/1982 đến 1/1/1983 tại Paris, Pháp Quốc, một kỳ trại họp bạn Hướng Đạo Việt Nam Âu Châu có tính “quốc tế”, trại Phục Hưng, được mở ra với sự tham dự của một số huynh trưởng cao cấp của phong trào Hướng Đạo Việt Nam trước năm 1975 và hiện đang định cư ở một số quốc gia. Trưởng Thức đã từ Berlin cùng với bốn anh em trong Liên Đoàn Thất Sơn sang tham dự. Trong kỳ trại này, Trưởng Thức được sự tín nhiệm của quý Trưởng trong Ban Thường Vụ Lâm Thời Hội Đồng Hướng Đạo Việt Nam Trung Ương Hải Ngoại tại Âu Châu trao nhiệm vụ làm Chi Nhánh Trưởng tiên khởi Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam tại Tây Đức nhằm phối kết sinh hoạt với các liên đoàn Hướng Đạo khác.

Về lại Berlin, anh ráo riết vận động các gia đình có con em, cũng như chuẩn bị nhân sự, tài liệu và các chương trình sinh hoạt. Ít tháng sau trong năm 1983, anh chính thức lập Liên Đoàn Hướng Đạo. Anh đặt tên là Liên Đoàn Hướng Đạo Việt Nam Sào Nam để tưởng nhớ đến cụ Phan Bội Châu (26/12/1867-29/10/1940), vì lúc sinh thời, vốn là người yêu nước anh là người hết lòng kính trọng và quý mến cụ Phan là nhà cách mạng có tinh thần ái quốc cao. Cụ Phan Bội Châu có hiệu là Sào Nam, theo câu thơ: “Việt điểu sào nam chi”, nghĩa là: Chim Việt làm tổ cành Nam. Qua việc đặt tên Liên Đoàn Sào Nam, anh cũng gửi gấm ước mơ theo tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu là mong cho các em cũng luôn “uống nước nhớ nguồn”, luôn nhớ mình là người Việt Nam!

Anh cũng đã nhanh chóng liên hệ với các liên đoàn khác trong nướcĐức để tổ chức các sinh hoạt, cắm trại chung trong chi nhánh. Liên Đoàn Sào Nam dưới sự dìu dắt của anh, trong khoảng thời gian ngắn,đã thu hút được sự tín nhiệm và quan tâm của quý phụ huynh, và họ đã cho con em gia nhập vào phong trào đông đảo. Trong vòng bốn (4) năm 1983-1987, đã có hơn 100 em gia nhập trong bốn nghành: Ấu, Thiếu, Thanh và Tráng, với hơn 20 Trưởng Nam, Nữ trông nom. Thời gian đó, không có nhiều gia đình Việt Nam tị nạn ở tại Berlin, nên quy tụ được chừng đó em cũng là một thành tích rất đáng kể. Các em hằng tuần đến đoàn quán để được anh và các trưởng dạy Việt Ngữ, rèn luyện đạo đức, tác phong, tư cách và học hỏi các chuyên môn Hướng Đạo. Hằng năm Trưởng Thức và anh chị em lại tổ chức cho Liên Đoàn đi tham gia các trại họp bạn với sự giúp đỡ tài, vật của quý phụ huynh. Thêm vào đó, các em cũng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động ích lợi cho cộng đồng và xã hội các em đang sống

Vào cuối năm 1977, anh sang định cư ở Hoa Kỳ và thành hôn với Chị Phạm Thị Nga. Họ đã từng ở thành phố Houston, Austin, và sau cùng vì công ăn việc làm của anh chị, và cũng vì khí hậu thích hợp đã dọn đến ở thành phố Richardson, Dallas. Hai người có 2 người con, một trai và một gái. Dù sang Hoa Kỳ khá trễ, 45 tuổi, nhưng anh vẫn cố gắng học Anh ngữ, và kiếm việc làm phụ giúp gia đình. Anh đã được nhận vào làm bán thời gian trong khâu chuẩn bị thức ăn cho học sinhtại một trường học. Nhờ đó, anh có nhiều thời giờ cho gia đình và dạy dỗ hai con. Anh được nhân viên và học sinh trong trường yêu mến qua tư cách và tinh thần trách nhiệm. Ngoài ra, anh cũng đóng góp các ý kiến xây dựng hữu ích giúp nhà trường chuẩn bị các món ăn cho con em lành mạnh hơn. Anh cũng tiếp tục chia sẻ niềm đam mê về địa lý của mình qua việc đưa gia đình đi du lịch các nơi hằng năm. 

Sau một thời gian tìm hiểu và ổn định cuộc sống, Trưởng lại tích cực tham gia vào các sinh hoạt của Hướng Đạo Việt Nam tại địa phươngvà thỉnh thoảng tham dự các kỳ họp bạn quốc gia. Vốn cũng là một Phật tử thuần thành, anh ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền thường xuyên. Anh cũng tự nguyện làm công quả tại một ngôi chùa Phật Giáo gần nơi anh sinh sống trong nhiều năm qua. Sự khôn ngoan, kiên nhẫn và sức mạnh vào niềm tin của anh đã là niềm hứng khởi cho rất nhiều học sinh và bà con trong cộng đồng cho đến ngày anh qua đời 2/2/2017,hưởng thọ 75 tuổi.

Anh Ngựa Phi vĩnh viễn lìa rừng để lại bao tiếc thương cho mọi người, trước nhất cho vị hiền thê cùng các con, và sau là tất cả bạn bè, đồng nghiệp, học trò, và các huynh trưởng, anh chị em Hướng Đạo khắp nơi. Tang lễ của anh sẽ được cử hành theo nghi thức Phật Giáo vào lúc 11giờ sáng ngày Thứ Ba, 21/2/2017 tại nhà quàn Restland Funeral Home, Dallas, Texas.

Trưởng Ngựa Phi Huỳnh Đa Thức, chân thành cám ơn Trưởng đã một đời hy sinh, và cống hiến cho quê hương và phong trào Hướng Đạo Việt Nam. Đặc biệt tình yêu thương bao la anh dành cho các em trong Liên Đoàn Sào Nam, Berlin. Mong hương hồn anh sớm tiêu diêu nơi miền cực lạc! Vĩnh biệt Trưởng! Người Thầy và cũng là Người Anh khả kính của chúng em!

 

 

 

Để tưởng nhớ Người Thầy, Người Anh, Người Bạn Vong Niên:

Trưởng Ngựa Phi Huỳnh Đa Thức (1942-2017)

Chứng từ của Linh Mục Nguyễn Thanh Liêm, Atlanta, Hoa Kỳ

nguyên Thiếu Trưởng Liên Đoàn Sào Nam, 1986-1987

 

Tôi là Linh Mục Nguyễn Thanh Liêm, hiện là Chánh Xứ của Giáo Xứ Saint Peter the Rock, Tổng Giáo Phận Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ. Hôm nay trong dịp Liên Đoàn Sào Nam làm lễ tưởng niệm Trưởng Huỳnh Đa Thức, tôi xin được chia sẻ một vài kỷ niệm, tâm tình về Trưởng Thức mà tôi xem như người Thầy, người Anh, và người bạn vong niên của tôi.

Tôi hân hạnh quen biết anh Ngựa Phi Huỳnh Đa Thức khi còn ở trại tị nạn trên đảo Pulau Tengah, Mã Lai, vào năm 1980. Anh Thức lên đảo khi đó tôi còn ít tuần nữa là lên đường đi định cư ở Đức. Anh nhanh chóng gia nhập ngay vào Đoàn Hướng Đạo đang sinh hoạt trên đảo, và đồng thời tự nguyện tham gia các công tác cộng đồng giúp đồng bào tị nạn

Sau khi định cư ở Berlin, Đức vào đầu năm 1981, anh đã chủ động viết thư liên lạc với tôi, và gởi cho tôi một số hình ảnh anh chụp chung với các em tại trại tị nạn. Do hoàn cảnh, tôi không gặp lại anh, mãi hơn một năm sau, chúng tôi cùng hẹn hò và kéo nhau sang Paris, Pháp, tham dự kỳ trại “Phục Hưng”, tổ chức haingày 31/12/1982 - 1/1/1983. Kỳ trại này có sự tham dự một số huynh trưởng cao cấp của phong trào Hướng Đạo Việt Nam hiện đang định cư tại một số quốc gia ở Âu Châu. Tôi lúc đó đang tạm sinh hoạt trong Liên Đoàn Thất Sơn, gần nơi ở. Dịp này, Trưởng Thứđược các trưởng trong Ban Thường Vụ Trung Ương Lâm Thời Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam Hải Ngoại tại Âu Châu ủy nhiệm làm Chi Nhánh Trưởng tiên khởi của phong trào Hướng Đạo Việt Nam tại Đức.

Anh về Berlin chuẩn bị nhân sự, chương trình sinh hoạt và ít tháng sau, trong năm 1983, thành lập Liên Đoàn Sào Nam. Dưới sự lãnh đạo của anh trong tư cách Liên Đoàn Trưởng, cùng sự tiếp tay của nhiều phụ huynh, và một số trưởng nam và nữ, Liên Đoàn ngày càng lớn mạnh, với các chương trình Việt ngữ, và sinh hoạt hướng đạo phong phú cho cả bốn nghành: Ấu, Thiếu, Thanh, và Tráng. Ngoài ra, anh cố gắng liên lạc các liên đoàn khác để sinh hoạt, cắm trại chung.

Khoảng mùa hè năm 1986, tôi sang Berlin, tá túc tại nhà anh trong một thời gian trước khi sang Hoa Kỳ định cư tháng 10/1987. Anh cũng rủ tôi tham gia sinh hoạt trong Liên Đoàn Sào Nam. Do có thời gian sống với anh, nên chúng tôi vẫn thỉnh thoảng chia sẻ tâm tình, và tôi cũng phụ với anh thực hiện cuốn Ni San Hướng Đạo cho cả Chi Nhánh Đức.

Tôi nhớ anh tính tình hiền lành, ăn nói nhỏ nhẹ, các hành động và cử chỉ đều khoan thai, chừng mực của một thầy giáo -nhà mô phạm- gương mẫu. Anh rất vui vẻ, có tài làm thơ và thỉnh thoảng còn sáng tác nhạc nữa. Với tác phong giản dị, hòa đồng và nhất là luôn lo lắng cho người khác, anh dễ dàng được nhiều người mến mộ. Trong đó có tôi!

 

Dù cách xa tuổi tác, anh 44, tôi 27, nhưng trong tinh thần Hướng Đo: “tứ hải giai huynh đệ”- bốn bể đều là anh em- anh đã đối xử với tôi như một người bạn, và săn sóc tôi như một người em.Tôi cũng rất kính trọng tư cách của anh, và xem anh như một người anh đáng kính và là người bạn…vong niên! Do ở với nhau, tôi thấy được những điều tốt lành của anh như sau:

Tinh Thần Yêu Nước Cao: Anh hết sức quan tâm đến tình hình đất nước và lấy làm đau khổ khi thấy đất nước và người dân Việt Nam sống lầm than trong chế độ cộng sản. Vốn rất quý mến những nhà cách mạng chân chính như các cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, anh cũng mong muốn đất nước trở nên tốt đẹp hơn. Do lo cho tương lai dân tộc, anh cho mở các lớp Việt Ngữ, và dạy cả về tư cách và đạo đức cho các em để mong các em nhớ đến cội nguồn của mình và sống xứng đáng là con cháu Lạc Hồng.
Yêu Tha Nhân: Anh hết sức tế nhị, quan tâm đến người khác. Mỗi khi ai đau ốm, tôi thấy anh thường ân cần hỏi han, lo lắng, đôi khi kiếm thêm thức ăn cho người đó để bồi dưỡng nữa. Lòng bác ái của anh thật bao la và không bao giờ mong ai báo đáp cả.
Giản DCuộc sống vật chất của anh hết sức đơn giản: rất ít quần áo hay đồ đạc trong nhà. Về ăn uống, anh cũng không quan tâm lắm, vì anh thường ăn chay nhiều ngày trong tháng. Chắc ít ai biết, anh đã âm thầgóp tiền bạc của riêng mình chi tiêu cho Liên Đoàn, vốn đã ít ỏi do đồng lương công nhân khiêm tốn của anh. Anh ky cóp đặt mua tài liệu, sách vở, quà tặng cho các em, lại còn âm thầm phụ đóng góp chi trả những khoản tiền Liên Đoàn thiếu trong việc thuê mướn xeđất cắm trại. Dù vậy, tôi chưa từng nghe thấy anh phàn nàn hay kêu ca điều gì về tài chánh cả.
Tính Cẩn Thận, Kỹ Lưỡng: Anh làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, cố gắng làm chu đáo theo tính cẩn thận của một nhà giáo tận tâm với thiên chức của mình, và đã tỏ ra gương mẫu theo tinh thần trách nhiệm của một huynh trưởng đúng nghĩa. Tôi đã có dịp học nhiều bài học về tính cẩn thận của anh: Ngủ rất ít để dành thời gian soạn bài vở đứng lớp, hay suy nghĩ tính toán cho các chương trình sinh hoạt của Liên Đoàn, Chi Nhánh.

 

Hướng Đo Mt Ngày, Hướng Đo Mãi Mãi! Anh là người Trưởng tôi biết có cuộc sống trọn vẹn cho phương châm này. Những ngày ở trại tị nạn, ở Berlin anh đã chứng minh rồi. Nửa phần đời còn lại ở Hoa Kỳ từ năm 1987anh thao thức và lấy làm đau khổ khi thấy mình tuổi tác mỗi ngày mỗi cao, nhưng đóng góp cho xã hội, phong trào không có là bao, nhất là khi qua Hoa Kỳ, đất nước rộng mêng môngtuổi tác và khả năng có hạn. Tuy vậy cho đến những tháng năm cuối đời, anh vẫn cố gắng giúp đời, vẫn tham gia các sinh hoạt của phong trào khi sức khỏe và thời gian cho phép. Trưởng lão Ngựa Phi, dù sức khỏe có yếu kém cũng khăn gói lên đường đi trại…với anh em! Quá cảm phục!

Trưởng Ngựa Phi, cám ơn anh đã để lại nhiều bài học quý báu qua đời sống đạo đức, vị tha, bác ái thể hiện trong hành động hằng ngày. Anh quả thật là người Thầy vĩ đại, và là người Trưởng gương mẫu của phong trào Hướng Đạo!       - LM. Nguyễn Thanh Liêm